Gà chọi yếu chân hầu như mất đi sức lực, ngay cả việc di chuyển cũng đã khó khăn chứ chưa nói đến việc thi đấu. Gà chọi yếu chân đã khiến cho những người nuôi gà thực sự lo lắng khi những chiến kê của mình khó có thể tham gia các trận chiến được nữa. Cảm giác vừa tiếc và vừa bất lực khi không biết làm sao mà con gà tài của mình bị yếu chân. Tham khảo chi tiết hơn trong chuyên mục hiểu về gà sau đây!
Những đặc điểm cho biết gà chọi yếu chân

Tình trạng bị yếu chân không chỉ xuất hiện ở gà chọi mà ngay ở cả những con gà thịt cũng thường xuyên bị, chính vì thế mà những người nuôi gà cần phải theo dõi thật kỹ để có thể nhận biết được những lý do của gà chọi yếu chân.
Gà chọi yếu chân khi chúng ít hoạt động
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến gà ít hoạt động, gà chọi yếu chân là một trong những nguyên nhân đó. Nếu anh em thấy gà của mình hay đứng yên một chỗ còn những việc khác đều bình thường thì rất có thể con gà này đã mắc bệnh, việc gà ít vận động sẽ khiến cho sự linh hoạt của chúng mất dần đi.
Gà chọi yếu gân và không thể di chuyển được
Khi gà chọi yếu chân đến mức nặng và hầu như không thể đứng vững, việc di chuyển khó khăn và không đi được là điều thường thấy. Những điều này chắc chắn có liên quan đến hệ thần kinh và cơ bắp của gà khi chúng không thể điều khiển được.
Gà chọi yếu chân không có lực đá

Hầu như bất cứ ai nuôi gà chọi cũng đều nhận ra con gà của mình có lực đá nhẹ và không gây sát thương cho đối thủ, vì vậy mà những yếu tố để làm cho chân gà khỏe hơn, căng và to hơn là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.
Những nguyên nhân thường khiến cho gà chọi yếu chân
Hiện nay, bệnh lý ở gà chọi yếu chân bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Sẽ có nhiều tình huống và tùy từng bệnh để dẫn đến vấn đề này, dưới đây là những nguyên nhân chính tạo nên tình trạng gà chọi yếu chân.
Gà chọi mắc bệnh bại liệt hoặc bệnh lý khác
Gà chọi mắc bệnh bại liệt thần kinh sẽ làm cho gà không thể di chuyển và hoạt động được khi tình trạng nặng. Những con gà mà đã bị bại liệt hầu như không thể chữa trị được và để làm thịt là chủ yếu. Chính vì thế mà người nuôi cần phải quan sát thật kỹ ngay khi gà bị bệnh mới có thể điều trị kịp thời.
Nếu nguyên nhân khiến gà chọi yếu chân đến từ những bệnh lý khác thì trước tiên các sư kê cần kiểm tra để phát hiện kịp thời rồi sau đó chữa bệnh mới nhanh khỏi được.
Đồng thời sử dụng những loại thuốc om gà, xoa bóp để làm tiêu tan mỡ và giúp cơ bắp được săn chắc, kết hợp thuốc om rượu nghệ để tăng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách nuôi gà đá bo lớn nhanh như thổi – Tăng tỷ lệ thắng bo cao
Gà chọi yếu gân khi bị gió

Có khá nhiều trường hợp gà chọi bị yếu chân khi vướng phải gió độc, gà có thể giãy như sắp chết. Điều này rất khó để lý giải được khi chúng có thể bị tai biến như con người. Việc để chuồng trại quá thoáng và bị gió lùa sẽ dễ dẫn đến các trường hợp này.
Gà chọi yếu gân do chưa được tập luyện nhiều
Việc yếu gân gối ở gà chọi tơ khi chưa được tập luyện thường xuyên là chuyện hết sức bình thường, những trường hợp như thế này thì các anh em sư kê không cần phải lo lắng và bận tâm nhiều.
Gà chọi yếu chân khi chúng bị mất gân gối
Sẽ có những trường hợp các chiến kê bị mất gân gối hoàn toàn khi trải qua những trận ốm nặng, trường hợp này cần phải kiên nhẫn và có thời gian để gà bình phục và luyện tập trở lại bình thường, anh em cần phải bình tĩnh và kiên trì nếu không muốn mất đi một nhân tài.
Gà chọi yếu chân do nguyên nhân lậu đế, bị đau chân
Gà chọi bị yếu chân cũng xuất hiện khi gà bị đau chân, sưng củ bàn hay bị lậu đế, kén gà,… điều này làm cho chúng cảm thấy đau nhức khi di chuyển nên chúng hầu như đứng yên, bị lậu đến cũng hệt như bị kén trên cổ và đầu.
Những phương pháp chữa trị gà chọi yếu chân
Mỗi một nguyên nhân gà bị yếu chân đều có cách xử lý riêng, bởi vì thế mà anh em cần phải xác định được từng nguyên nhân để có thể đưa ra những cách thức điều trị phù hợp.
Cần phải tập luyện thường xuyên

Đối với những con gà tơ thì việc vần vỗ sẽ là những bài luyện tập khá hiệu quả nhằm nâng cao gân gối. Vần hơi, đòn hỗ trợ cho phần chân cứng cáp, đồng thời rèn luyện thêm cơ cánh, đuôi và cơ thân.
Tăng bo đòn cho từng cú đá bằng cách tăng cường thời gian vần đòn, ngoài ra anh em cũng có thể gắn thêm tạ vào chân cho chiến kê để tăng cường sức mạnh, hơn thế nữa cần phải chú ý đến việc nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng cho chiến kê.
Kiểm tra và xử lý vết thương
Cần thường xuyên theo dõi để phát hiện những bệnh lý ở gà, nếu thấy gà đi không bình thường cần phải kiểm tra ngay. Những vết thương ngoài da như bị rầy, róc, đôi khi cũng chính là nguyên nhân.
Nếu những con gà bị lậu đế hoặc kén đế thì khá nguy hiểm vì bệnh này rất khó để khỏi, cần môi trường sạch sẽ và chế độ ăn khoa học để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Làm gì để phòng bệnh gà chọi yếu chân
Để tránh được gà chọi yếu chân, việc đầu tiên các sư kê cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh yếu chân, gà chọi yếu gân, vì bệnh này có thể ngăn ngừa được chứ không phải không.
Sau đó cần phải tiêm vacxin phòng bệnh cơ bản ở gà và vacxin phòng bệnh bại liệt do virus Herpes. Những con ở độ tầm 2 -3 tuần tuổi, vài tháng tuổi hoặc gà mới nở thì cần nên tiêm vì gà nhỏ sức đề kháng rất yếu.
Những phương pháp luyện tập nâng cao thể lực như vần hơn, vần đòn hay vào rượu nghệ cho gà cũng rất cần thiết, giúp gà khỏe hơn, tăng sự dẻo dai, tăng đề kháng, ít ốm vặt.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là yếu tố quan trọng nhất giúp gà phát triển toàn diện. Ngoài thức ăn chính ra, sư kê nên bổ sung thêm những dưỡng chất từ thịt bò, lươn, cá, lươn trạch, rau xanh và những vitamin khác.
Ngâm chân khi gà chọi yếu chân
Khi gà chọi yếu chân hay yếu gân thì việc ngâm chân cũng là cách có hiệu quả đáng kể. Ngâm gà chọi yếu chân vào dược liệu để chúng thẩm thấu dần dần qua các lớp vảy, phương pháp này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp gà chọi yếu chân, yếu gân ngày càng chắc chắn hơn và không bị yếu nữa.
Phục hồi gà chọi yếu chân

Nhằm giúp những con gà chọi yếu chân, yếu gân trở nên khỏe mạnh hơn, sư kê nên cho gà chạy bội. Phương pháp này một còn ở trong lồng và một con ở ngoài. Gà chọi yếu chân sẽ đứng ngoài lồng. Hai con gà sẽ chạy quanh lồng để tấn công đối phương, đây là phương pháp giúp chúng tăng thể lực, hồi phục bệnh yếu chân.
Phương pháp tận gối bị yếu cũng rất hiệu quả, sư kê tung gà lên cao tầm 50cm trở xuống và để gà rơi tự do. Khuyến cáo mỗi lần tập chỉ nên tung 20 lần thôi nhé anh em.
Kết luận
Alo789 đã cung cấp chi tiết về căn bệnh gà chọi yếu chân hay gà chọi yếu gân. Những sư kê không may có gà mắc phải bệnh này chỉ cần áp dụng và thực hiện đúng như trên sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.